Phổ biến kiến thức

Vai trò quan trọng của gia đình đối với cộng đồng và xã hội

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, gia đình luôn là nhân tố đầu tiên trong việc xã hội hóa và giáo dục thế hệ trẻ. Xã hội hóa con người chính là biến thực thể tự nhiên thành thực thể xã hội, làm cho con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội – lịch sử, có thái độ và hành động phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

Trong thời đại ngày nay, khi nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khẩu hiệu hành động của mỗi thành viên trong xã hội là sống, lao động và học tập theo hiến pháp và pháp luật thì mỗi người thành viên trong gia đình cần thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn xuất phát từ lợi ích của người dân. Khi các thành viên trong gia đình được tham gia thảo luận bàn bạc về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ đi đến sự nhất trí cao, cùng tham gia thực hiện tốt.

Sự quan tâm của gia đình giúp trẻ phát triển toàn diện

Gia đình quản lý thành viên bằng nhiều phương thức, trong đó việc giáo dục các thành viên chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh của mỗi gia đình là một trong những yếu tố quan trọng để đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước được đi vào cuộc sống. Vì thế, việc giáo dục ý thức và trách nghiệm thực hiện pháp luật của mỗi công dân là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và nhà nước, trong đó vai trò của gia đình là hết sức to lớn.

Gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội cần phải thực hiện tốt chức năng giáo dục, xã hội hóa các thánh viên trong gia đình mình, xây dựng thiết chế, những giá trị đạo đức và truyền thống của từng gia đình. Chỉ khi trong gia đình bố mẹ yêu thương con, con kính trọng và thương yêu bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người; chỉ khi trong gia đình mọi người sống vì nhau, đoàn kết thương yêu lẫn nhau, thì lúc đó mối quan hệ giữa các thành viên mới bền chặt, những mầm mống của tệ nạn xã hội mới không nảy sinh và phát triển được.

Vì vậy, giáo dục gia đình gắn liền với những nội dung về giá trị đạo đức, tình cảm và truyền thống của gia đình với những nội dung pháp luật về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội sẽ là biện pháp tích cực, bền vững trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, đặc biệt là trẻ em. Những trẻ em không được giáo dục toàn diện trong gia đình sẽ dễ dàng bị lôi kéo vào con đường phạm tội và tệ nạn xã hội. Trong những gia đình, những người lớn như cha mẹ, ông bà không gương mẫu, có những hành vi phi pháp sẽ là môi trường tiêm nhiễm dẫn đến phạm tội và tệ nạn xã hội cho trẻ em.

Cùng với giáo dục tri thức, gia đình luôn coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục cho con, em kiến thức pháp luật. Đây là một bộ phận quan trọng để hình thành nhân cách con người, kết hợp các biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, tạo cho mọi thành viên sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Gia đình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng việc giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy, tác động lẫn nhau. Thực tế cho thấy, khi gia đình buông lỏng quản lý, không chú ý giáo dục tốt các thành viên trong gia đình sẽ dẫn đến những hậu quả là con em mình rất dễ vi phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ví dụ: buông lỏng quản lý con em trong hoạt động tham gia các dịch vụ về văn hóa (karaoke, vũ trường, phim ảnh…) sẽ dẫn đến hậu quả là sa đà vào tệ nạn xã hội… vì vậy, để giữ vững ổn định xã hội phải tăng cường sự quản lý của gia đình trong tất cả các hành vi, hoạt động của mỗi thành viên. Có như vậy mới đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, gia đình mới phát triển bền vững.

Đối với các đối tượng đã vi phạm pháp luật, với tình cảm huyết thống và hôn nhân, gia đình là bệ đỡ và là nơi để người lầm lỗi hối cải, sửa chữa, tái hòa nhập cộng đồng, sống cuộc sống bình thường.

Trong công cuộc đổi mới, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, gia đình là điểm xuất phát như Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng đã chỉ rõ: cần “giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa”. Trong đó, mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa phải gắn với một trong những tiêu chí cơ bản là thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Làm sao để xây dựng hạnh phúc gia đình

   Trong chúng ta có ai mà không có gia đình? Chỉ tiếc thay cho những người có hoàn cảnh bất hạnh. Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng và điểm tựa vững chắc của mỗi thành viên trong gia đình. Không ai mà không mong muốn mình có 1 gia đình thật ấm êm và hạnh phúc, và có lẽ đối với tôi điều đó là tất cả. Tôi chân thành khao khát điều đó sẽ mãi mãi và vĩnh viễn là như vậy. Và tất cả những thứ đó có được hay không đều là do chúng ta tạo ra.

1.Tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ: Một cảm giác rất đầm ấm và vui vẻ khi cả gia đình được ngồi bên nhau cùng thưởng thức 1 món ngon, cùng xem 1 bộ phim hay cùng nhau đi du lịch, những lúc đó sẽ là thời gian quý giá nhất để được gần bên nhau và hiểu nhau nhiều hơn. Nếu biết dung hòa cảm xúc và thông cảm cho nhau, biết cách tạo ra niềm vui và sự khôi hài bạn sẽ gúp cho gia đình thêm ấm cúng và vui vẻ.

2.Tôn trọng nhau: Con cháu và người lớn trong gia đình phải biết tôn trọng và yêu thương nhau. Mọi người phải có trách nhiệm với nhau, gúp đỡ nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Thật sự hiếu nhau và nhường nhịn nhau.

3.Không khí gia đình: Hãy tạo ra 1 không khí thật thoải mái và nhẹ nhàng để có thể cùng nhau chia sẽ những vấn đề có thể xảy ra trong cuộc sống. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau, tạo niềm tin cho nhau. Nếu bạn có thể lắng nghe và biết cách chia sẽ những niềm vui, nổi buồn của gia đình thì lúc này bạn đã tạo niềm tin ở gia đình. Nó giúp bạn hiểu về gia đình mình sâu sắc hơn và xích lại gần nhau hơn.

4.Dành thời gian bên gia đình: Nếu bạn phải mất quá nhiều thời gian ở nơi làm việc hay ở trường, không có quá nhều thời gian để dành cho gia đình, điều này sẽ làm cho tình cảm trong gia đình trở nên nhạt dần và bạn sẽ không hiểu hết được gia đình đang gặp chyện gì? Vì thế bạn nên dành những thời gian rãnh để được cùng gia đình đi dạo phố hay cùng đi cắm trại…những việc làm như vậy rất có ý nghĩa để tạo bầu không khí hạnh phúc và yên lành trong gia đình.

Lượt xem: 74 - Cập nhật lần cuối: 2024/03/20 17:36:50
Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ : Số 3, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 0229 3871216    -   Fax: 0229 3871216
Email: dansoninhbinhweb@gmail.com    -   Website: http://dansoninhbinh.vn
Đơn vị xây dựng và phát triển: www.ntssvn.com