Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Những bệnh người cao tuổi thường mắc phải

Người cao tuổi (hay còn gọi là người cao niên, người già) theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.

 

Sau đây là thống kê các bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đó có thể là những bệnh mà tuổi già mới mắc phải, cũng có thể do hậu quả của những bệnh mắc phải từ giai đoạn tuổi trưởng thành, trung niên để lại.

Đau tim

Trong số các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi thì bệnh xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp chiếm một vị trí đáng kể. Các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực, thở dốc và đau ở lưng, vai, hoặc cổ. Nguy cơ mắc bệnh có thể thấp hơn nếu bạn có cân nặng vừa phải, không hút thuốc và tập thể dục thường xuyên.

Đột quỵ

Vấn đề này xảy ra khi máu không được bơm đến các bộ phận của não. Dấu hiệu của đột quỵ là bạn bị suy yếu đột ngột hoặc tê trên mặt, cánh tay và chân của bạn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Chúng ta có thể tránh nguy cơ đột quỵ nếu bạn giữ huyết áp ổn định, ăn một chế độ ăn ít cholesterol, kiểm soát căng thẳng, tập thể dục và bỏ thuốc lá.

Tăng huyết áp

Một người bị bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp.

Sỏi thận

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Chúng có thể cực kỳ đau đớn và gây chảy máu hoặc nhiễm trùng hoặc chặn dòng nước tiểu. Bạn có thể giúp ngăn ngừa chúng bằng cách uống nhiều chất lỏng mỗi ngày.

Gãy xương

Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng xương của bạn có thể trở nên giòn hơn thi bạn nhiều tuổi và có nhiều khả năng bị phá vỡ. Ngoài ra chứng loãng xương đặc biệt phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Canxi và vitamin D có thể giúp làm chậm lại hoặc ngăn chặn chứng loãng xương.

Đái tháo đường

Đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi đường máu bất kỳ đạt nồng độ trên 200 mg% và/hoặc đường máu lúc đói trên ngưỡng 126 mg%. Đái tháo đường có 2 tuýp là I và II. Ở người cao tuổi thường gặp đái tháo đường tuýp II. Có nhiều nguyên nhân và cơ chế giải thích bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi. Có thể do gan suy yếu theo tuổi già kéo theo sự suy giảm quá trình sử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể; do các cơ quan giảm nhạy cảm với hormon Insulin; hoạt động của hormon Insulin không hiệu quả; tụy bị lão hóa nên giảm tiết Insulin,… Tất cả các cơ chế trên gây nên hậu quả tăng đường máu dẫn đến bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tuýp II ở nhóm người cao tuổi là 5,3%.

Bệnh về hệ thần kinh trung ương

Hầu hết người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như Parkinson hoặc bệnh Alzheimer.

Hội chứng tiền đình

Hội chứng tiền đình bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai,… Gồm có hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương.

Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đình do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đình – ốc tai, thiếu máu đến não, hậu quả của các bệnh lý về tai (viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai xương chũm,…) từ giai đoạn trước,…Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đình trung ương), chấn thương do té ngã,… Tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình ở người cao tuổi là 2,0 %.

Chứng phình mạch

Phình động mạch xảy ra khi thành của động mạch yếu đi và phình ra ngoài. Nếu thành động mạch biến mất, nó có thể dẫn đến chảy máu nội tạng nghiêm trọng hoặc đột quỵ. Triệu chứng bao gồm đau, buồn nôn, chóng mặt, da bị sưng, và nhịp tim nhanh.

Bệnh về hệ hô hấp

Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, âm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở người cao tuổi nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào. Đặc điểm bệnh về đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng do đó rất dễ làm cho người cao tuổi mất ngủ kéo dài.

Bệnh về đường tiêu hóa

Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. NCT cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục

Người cao tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục - tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đái dắt, đái són nhất là vào ban đêm, gây nhiều phiền toái cho người cao tuổi.

giadinhnet 

Lượt xem: 382 - Cập nhật lần cuối: 2019/01/14 16:18:10
Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ : Số 3, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 0229 3871216    -   Fax: 0229 3871216
Email: dansoninhbinhweb@gmail.com    -   Website: http://dansoninhbinh.vn
Đơn vị xây dựng và phát triển: www.ntssvn.com